Tin tức

Bất động sản công nghiệp duy trì đà tăng

Bất động sản công nghiệp duy trì đà tăng

Ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản công nghiệp của Savills cho biết, trong làn sóng Covid-19 lần thứ tư, Việt Nam tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI. Tính đến ngày 20/5, tổng vốn FDI đăng ký đạt 13,9 tỷ USD, trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 43% tổng vốn. Các dự án sản xuất công nghiệp lớn nhất trong tháng 5 đến từ nhóm doanh nghiệp Hong Kong, Singapore vào Quảng Ninh và Bắc Giang.

TP HCM muốn dựa vào biển để phát triển

TP HCM muốn dựa vào biển để phát triển

"Riêng TP HCM, chúng tôi mong các chuyên gia đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển về phía Cần Giờ gắn với triển khai, thực hiện dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ đã được Thủ tướng phê duyệt", ông Hiển nói.

Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm

Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm

Tại diễn đàn Bất động sản công nghiệp - Đón sóng đầu tư mới gần đây, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 3 làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp trải dài 25 năm qua và mỗi đợt sóng tiếp theo càng mạnh mẽ hơn.

Giá thuê đất công nghiệp tăng mạnh

Giá thuê đất công nghiệp tăng mạnh

Tại phía Bắc, giá thuê ở Hà Nội lên đến 129 USD mỗi m2 (tăng 13,1%), Bắc Ninh là 95 USD mỗi m2 (tăng 9,2%), Hưng Yên lên 83 USD mỗi m2 (tăng 6,4% so cùng kỳ 2019), Hải Dương là 76 USD mỗi m2 (tăng 15,1%) và Hải Phòng lên tới 96 USD mỗi m2 (tăng 3,2%). Riêng giá thuê đất trung bình tại Thanh Hóa xấp xỉ 40-50 USD mỗi m2, được đánh giá là mức khá cạnh tranh với các tỉnh công nghiệp trọng điểm tại phía Bắc và phía Nam.

'Số lượng sân bay ở Việt Nam sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng'

'Số lượng sân bay ở Việt Nam sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng'

Số lượng cảng hàng không ở Việt Nam sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng, kết hợp kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam, theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải.

Đường Hồ Tây - Ba vì và ảnh hưởng tích cực tới đất Sơn Tây

Đường Hồ Tây - Ba vì và ảnh hưởng tích cực tới đất Sơn Tây

Theo quy hoạch của Hà Nội, tuyến đường trục Hồ Tây – Ba Vì sẽ đi qua đô thị vệ tinh Hòa Lạc, đây là trục đường được kỳ vọng khi hình thành sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc tại nhiều “điểm đen” giao thông trên các con phố như Hoàng Công Chất, Quốc lộ 32, Phạm Văn Đồng... Cũng theo Sở GTVT, tuyến đường trục Hồ Tây - Ba Vì được quy hoạch theo hướng Đông – Tây và là một trong các trục chính hướng tâm có nhiệm vụ kết nối khu vực đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành. Tuyến đường khi hình thành sẽ giảm tải đáng kể lưu lượng giao thông trên tuyến QL32 hiện nay. Riêng đối với đoạn trong khu vực đô thị trung tâm của tuyển đường trục Hồ Tây - Ba Vì, khi đầu tư xong sẽ hỗ trợ trực tiếp cho việc phát huy hiệu quả kết nối loại hình giao thông đường bộ với đường sắt đô thị. Toàn cảnh quy hoạch Trục đường Hồ Tây - Ba Vì đoạn từ "Vành đai 4 đi đô thị vệ tinh Hòa Lạc" Vào cuối năm 2019, Sở QH&KT cũng gửi văn bản số 6738/QHKT-HTKT tới Sở KH&ĐT. Văn bản nêu rõ: Theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tỷ lệ 1/10.000 do Bộ Xây dựng chủ trì lập, đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011: định hướng quy hoạch trục Hồ Tây – Ba Vì được xác định trên cơ sở kéo dài đường Hoàng Quốc Việt từ vành đai 3 đến Quốc lộ 21, kết nối Ba Vì với khu vực Hồ Tây – Ba Đình.