thanh hoa, co che dac thu, hue, hai phong, quoc hoi, đặc thù kinh tế, bất động sản thanh hóa, đất thanh hóa, đất hải phòng


Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022 và được thực hiện trong 5 năm. 

Cơ chế đặc thù có đặc điểm gì?

 

nghị quyết về cơ chế đặc thù trình Quốc hội lần này gồm các nhóm chính sách quan trọng. Cụ thể, nhóm thứ nhất về cơ chế để bảo tồn và trùng tu, phát huy các giá trị di tích, di sản. Nhằm huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác trùng tu, tôn tạo hệ thống di tích, di sản của quốc gia và thế giới, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép tỉnh áp dụng cơ chế được giữ lại 100% nguồn thu từ phí tham quan di tích và quỹ bảo tồn di sản.

Nhóm thứ hai là về cơ chế quản lý tài chính ngân sách. Đây là nhóm cơ chế, chính sách đặc thù có tính chất lâu dài, bền vững nhằm phát triển ổn định, cân đối, hài hòa dựa trên nguyên tắc vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Chính sách này là động lực, đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Nhóm thứ ba là sắp xếp xử lý cơ sở nhà đất, gồm một cơ chế ngân sách tỉnh được hưởng 50% nguồn thu từ sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý nhằm hỗ trợ tỉnh sắp xếp lại, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và quỹ đất trên địa bàn.

Cơ chế, chính sách cần trọng điểm

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục cho rằng, chính sách đưa ra tạo động lực cho địa phương phát triển, nhưng địa phương cũng phải có trách nhiệm trở lại.

“Tôi thấy đánh giá tác động chưa rõ, cho cơ chế này thì sau 5 năm anh đạt được cái gì. Có mục tiêu để đánh giá chính sách tác động đến địa phương, đến cơ sở thế nào. Anh phải có trách nhiệm với ngân sách Nhà nước. Địa phương nào dám mạnh dạn đề xuất tôi có cơ chế này thì sẽ không nhận đầu tư của Trung ương, thậm chí đóng góp tăng lên cho ngân sách Trung ương thì khuyến khích, cần có cơ chế đặc thù” - ông Tạ Văn Hạ nói và nhấn mạnh cần có chế tài trách nhiệm để sau này tổng kết, đánh giá trách nhiệm thuộc về ai phải rõ ràng.

Là người theo dõi sát quá trình đề xuất các cơ chế, chính sách cho 4 tỉnh, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thông tin thêm, cần phân biệt cơ chế chính sách đặc thù tạo động lực và cơ chế chế chính sách đặc thù khác nhau giữa các địa phương (được Thường vụ Quốc hội giải quyết qua chi thường xuyên và chi đầu tư nhằm tạo sự bình đẳng giữa các vùng miền).

Chúng ta đặt mục tiêu phát triển kinh tế vùng thì phải có động lực phát triển và việc tạo cơ chế đặc thù cho các địa phương, trong đó có Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế là bước để cụ thể hoá, nhằm tạo động lực phát triển.

Đồng quan điểm phải có đánh giá tác động trong 5, 10 năm tới các tỉnh, thành này sẽ đạt được gì, như có tự cân đối được ngân sách, đóng góp được ngân sách hay không, nhưng ông Nguyễn Đức Hải cũng cho rằng, phải “cho cái gì để người ta có thể vượt lên được, đủ dài, đủ mạnh”. Những chính sách đang được đề xuất cũng mới giải quyết được từng bước, cho cơ chế tương đối nhưng cần trọng điểm.

 

Sáng nay (13.11), tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế.

Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Nghệ An với 6 cơ chế, chính sách và tỉnh Thanh Hóa với 8 cơ chế, chính sách.

Nghị quyết quy định tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Nghệ An được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp; Thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh, thành phố được hưởng theo phân cấp.

Đối với Thành phố Hải Phòng, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Nghệ An hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu của hàng hóa xuất, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu.

Trên địa bàn Thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa, HĐND Thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng trên địa bàn các loại phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. Ngân sách thành phố, tỉnh được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí. 

Cho phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ Quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý.

Trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố này thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Các Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022 và được thực hiện trong 5 năm. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn Nghị quyết này thì việc áp dụng do HĐND tỉnh, thành phố quyết định.

--------

Cụ thể hơn: 

Đối với TP Hải Phòng, Nghị quyết nêu rõ, hàng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách TP không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách TP so với dự toán Thủ tướng giao.

Với tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu của hàng hóa xuất, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng giao.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng giao nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu.

Quốc hội cũng thống nhất nội dung trên địa bàn Hải phòng và Thanh Hóa, HĐND TP Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng trên địa bàn các loại phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. Ngân sách TP, tỉnh được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí.

Bên cạnh đó, cho phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ Quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý.

Trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị trên địa bàn TP Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã được Thủ tướng phê duyệt, Thủ tướng quyết định việc phân cấp cho UBND các tỉnh, TP này thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện.

Các Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022 và được thực hiện trong 5 năm. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, Nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này.

----------

Không tạo gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp

Về cơ chế cụ thể, theo ông Nguyễn Phú Cường, việc quy định mức trần dư nợ vay đối với các địa phương là nhằm tạo dư địa cho các địa phương chủ động huy động nguồn lực, trên cơ sở tổng kết sẽ xác định mức phù hợp.

Mặt khác, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, căn cứ nhu cầu huy động, dự kiến khả năng thu, khả năng hấp thụ vốn, khả năng trả nợ của từng địa phương, hằng năm Quốc hội quyết định mức vay cho từng địa phương, bảo đảm điều tiết hợp lý, công bằng.

Như vậy, việc áp dụng cơ chế này không ảnh hưởng đến dư địa vay của các địa phương khác.

Có ý kiến đề nghị không nên cho phép HĐND ban hành phí, lệ phí chưa có trong Danh mục; khoản thu từ phí tham quan của tỉnh Thừa Thiên- Huế. UBTVQH cho rằng, để đảm bảo linh hoạt, kịp thời, bao quát hết nguồn thu phát sinh trên địa bàn; góp phần tăng cường nguồn lực cho địa phương để chi an sinh xã hội, việc trao thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh quyết định phí, lệ phí là cần thiết.

Đồng thời, tiếp thu ý kiến ĐBQH, để tăng cường hiệu quả quản lý, UBTVQH đề nghị việc thực hiện cần tuân thủ đúng nguyên tắc: Việc điều chỉnh và ban hành mới các khoản phí, lệ phí phải có lộ trình phù hợp với thực tế; không tạo gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp; bảo đảm công khai, minh bạch; không ảnh hưởng đến các địa phương khác.

Về quản lý quy hoạch, có ý kiến đề nghị thực hiện đúng quy định pháp luật về quy hoạch để bảo đảm công bằng, minh bạch; báo cáo rõ lý do phân cấp điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Đồng tình với nhận định trên, theo UBTVQH, một trong những mục tiêu khi ban hành Luật Quy hoạch là bảo đảm tính thống nhất quy hoạch trên cả nước.

Do đó, các quy định trong Dự thảo Nghị quyết chỉ cho phép điều chỉnh quy hoạch cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, cục bộ quy hoạch chung đô thị, không cho phép điều chỉnh quy hoạch tổng thể nhằm bảo đảm nguyên tắc thống nhất trong quy hoạch chung…

-----------

5 quan điểm quan trọng:

Dự thảo các Nghị quyết được xây dựng dựa trên 5 quan điểm. Trong đó, một nguyên tắc quan trọng là các cơ chế đặc thù phải được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; có tác động lan tỏa vùng miền; gắn với đề cao tính tự lực, tự cường, phát huy tính năng động, sáng tạo.

Ngoài ra, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước, không ảnh hưởng lớn đến vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương theo quy định của Hiến pháp; không làm tăng bội chi ngân sách nhà nước và trần nợ công đã được Quốc hội quyết định; tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền của địa phương...Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng với 6 cơ chế chính sách, tỉnh Thừa Thiên Huế với 6 cơ chế chính sách, tỉnh Nghệ An với 6 cơ chế chính sách và tỉnh Thanh Hóa với 8 cơ chế chính sách.

----------------

Đã áp dụng Cơ chế đặc thù cho TP.HCM có những gì?

Ngay sau khi Quốc hội khóa 4 thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù (nghị quyết 54), Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã có bài viết nêu lên những nội dung chính của “cơ chế đặc thù” này.

Theo đó Nghị quyết 54 xác định 8 đối tượng áp dụng là: Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM khẳng định 5 lĩnh vực được Nghị quyết điều chỉnh khác với các qui định pháp luật hiện hành nhưng vẫn tuân thủ Hiến pháp.

Thẩm quyền quản lý đất đai:

Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thẩm quyền quản lý đầu tư:

Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của Thành phố theo quy định của Luật đầu tư công, trừ dự án quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật đầu tư công.

Thẩm quyền quản lý tài chính - ngân sách nhà nước:

Hội đồng nhân dân Thành phố đề xuất để Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trên địa bàn Thành phố thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Mức tăng thuế hoặc thuế suất không quá 25% so với mức thuế hoặc thuế suất hiện hành.

Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định áp dụng trên địa bàn Thành phố phí, lệ phí chưa có trong danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí.

 Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định áp dụng trên địa bàn Thành phố tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí nằm trong danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí.

 Ngân sách Thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách thu quy định tại khoản 1, 2 và 3 nêu trên so với quy định hiện hành để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố.

 Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao và căn cứ vào tình hình thực tế của Thành phố, Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định dự toán, phân bổ ngân sách Thành phố bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực quan trọng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ.

 Sau khi ngân sách thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, Hội đồng nhân dân Thành phố được quyết định sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp Thành phố; cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách và chi thu nhập tăng thêm; cho phép các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị và chi thu nhập tăng thêm.

 Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước về cho Thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách của Thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

 Hằng năm, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách Thành phố tương ứng 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (phần còn lại sau khi thực hiện th­ưởng v­ượt thu theo quy định tại khoản 4 Điều 59 của Luật ngân sách nhà nước) và số tăng thu từ các khoản thu ngân sách trung ương hư­ởng 100% quy định tại các điểm b, c, d, g, h, i và q khoản 1 Điều 35 của Luật Ngân sách nhà nước so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

 Ngân sách Thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn với tài sản trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn Thành phố (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của Thành phố.

 Ngân sách Thành phố được hưởng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý và phần thu được từ thoái vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế do Ủy ban nhân dân Thành phố làm đại diện chủ sở hữu. Thành phố sử dụng nguồn thu này và ngân sách thành phố để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kể cả đầu tư cho các dự án chống ngập của Thành phố; ngân sách trung ương không phân bổ cho Thành phố 10.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án này như dự kiến trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Ngân sách Thành phố thực hiện vay lại toàn bộ phần vốn tăng thêm so với tổng mức đầu tư (nếu có) của các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

 Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trên địa bàn Thành phố, cho phép Thành phố sử dụng ngân sách của mình, các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của Thành phố, vay trong phạm vi quy định tại khoản 7 nêu trên hoặc huy động theo phương thức đối tác công tư (PPP) để sớm hoàn thành dự án. Ngân sách trung ương có trách nhiệm hoàn trả cho Thành phố phần dự toán chi thuộc trách nhiệm của ngân sách trung ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không bao gồm phần lãi vay trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hiện hành hoặc kế hoạch đầu tư công trung hạn tiếp theo.

 Cơ chế ủy quyền:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

 Ủy ban nhân dân Thành phố quy định các nhiệm vụ, quyền hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc Thành phố được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, không được ủy quyền các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã ủy quyền theo quy định tại khoản 1.

 Ủy ban nhân dân Thành phố được quyền điều chỉnh tên gọi, chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố để phù hợp với đặc điểm của Thành phố.

 Thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý:

Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền quyết định bố trí ngân sách Thành phố chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý theo hiệu quả công việc ngoài việc thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, với mức tối đa không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ.

 Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định.

Nghị quyết của Quốc hội cũng qui định: Việc thí điểm thực hiện chính sách thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố liên quan đến thuế, phí và lệ phí phải tuân thủ các nguyên tắc:

Bảo đảm có lộ trình phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của Thành phố; tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành, nghề ưu đãi đầu tư;

Bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ; thực hiện điều tiết hợp lý đối với một số hàng hóa, dịch vụ và nguồn thu nhập hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố;

Công khai, minh bạch, cải cách hành chính nhà nước, bao gồm cả cải cách hành chính quản lý thuế.

Nghị quyết 54 của Quốc hội cũng đòi hỏi: Việc thực hiện các quy định về thu nhập tăng thêm phải gắn với việc sắp xếp bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế, cải cách tiền lương theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Trách nhiệm của Chính phủ trong thời gian tới:

Tổ chức thực hiện Nghị quyết này; chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Thành phố cải cách thủ tục, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Thành phố;

Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; thực hiện chính sách động viên hợp lý; bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn bền vững; xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia ngân sách hợp lý, tạo điều kiện cho Thành phố có nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững theo định hướng của Đảng, Nhà nước;

Chỉ đạo Thành phố sơ kết, tổng kết để báo cáo kết quả thực hiện với Quốc hội;

Xây dựng dự thảo, trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.