M&A - Các gói kích thích kinh tế ảnh hưởng tới thị trường bất động sản 2022


Các gói kích thích kinh tế ảnh hưởng tới thị trường bất động sản 2022

bất động sản và ngân hàng vẫn là tâm điểm của giới đầu tư với nhiều cổ phiếu liên tục tăng nóng. Động lực, thúc đẩy tăng giá chính là từ câu chuyện gói kích thích kinh tế 800.000 tỷ đồng (khoảng 35 tỷ USD), tương đương 15% GDP năm 2020 của Việt Nam, đang được “thai nghén”. Việt Nam cũng đang theo đuổi chiến lược phục hồi kinh tế tương tự nhiều nền kinh tế khác, tất cả đều cần một gói kích thích kinh tế lớn giống như Mỹ (27,9% GDP), Thái Lan (8,8% GDP), Nhật Bản (44,8% GDP).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng khi thực hiện thì tăng trưởng kinh tế 5 năm 2021 - 2025 dự báo đạt khoảng 6,4 – 6,8%/năm, cao hơn khoảng 1 điểm phần trăm so với kịch bản không thực hiện, cơ bản đạt mục tiêu đề ra (6,5 - 7%/năm).

Trong đó, giai đoạn thực hiện 2022 - 2023 bao gồm 4 chương trình thành phần, gồm: Chương trình tổng thể mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Chương trình an sinh xã hội và việc làm; Chương trình phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Trong đó chương trình về đầu tư công và hỗ trợ doanh nghiệp và chương trình phát triển cơ cấu hạ tầng được coi là có tác động đáng chú ý nhất lên nhóm ngành bất động sản và vật liệu xây dựng.

Bên cạnh đó, tình hình lạm phát có thể tăng trong năm 2022, khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ đổ vốn vào bất động sản để đảm bảo giá trị tài sản. Việc tăng hoặc giảm lãi suất cũng sẽ tác động đến giá bất động sản, chủ yếu là ở phân khúc giá thấp hơn.