Tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
I. Tư vấn trước khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
- Tư vấn khả năng bảo hộ của sản phẩm;
- Tư vấn bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
- Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung thay đổi sản phẩm cho phù hợp;
- Tư vấn tra cứu kiểu dáng công nghiệp;
- Tư vấn những yêu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ;
- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ trối của kiểu dáng công nghiệp;
II. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Bao gồm các tài liệu sau đây:
Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;
Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;
Giấy uỷ quyền (nếu cần);
Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn, gồm một (1) bản.
Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu nhãn hiệu;
Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:
Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno);
Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;
Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;
Bản chất của kiểu dáng công nghiệp, trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét, không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ. Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120)mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.
III. Đại diện thực hiện các thủ tục:
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, ra công báo, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sở tranh tụng khi cần thiết
- Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp kiểu dáng công nghiệp với các chủ đơn khác;
- Tư vấn lập hợp đồng Lixang nhãnhiệu cho tổ chức cá nhân khác nêu có nhu cầu sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
IV. Hỗ trợ sau khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
- Tư vấn thiết kế kiểu dáng công nghiệp;
- Đăng tải và quảng cáo thương hiệu trên hệ thống website của Bắc việt luật;
- Tư vấn thiết kế website doanh nghiệp;
- Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;
- Hỗ trợ tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp;
======================================
Liên hệ dịch vụ Luật của chúng tôi:
Công ty Luật Bắc Việt
Phone: 01687696666 - 01686319999
Mail: dichvu@bacvietluat.vn hoặc ceo@bacvietluat.vn
www.Lawvn.net - www.duanvn.com - www.luatthue.info Luật Sư Dũng